427000₫
vn123 app Trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập có một loạt bài thơ vịnh chùa Pháp Vân với niềm tin rõ ràng từ vua tới dân vào sự linh ứng của Phật Pháp Vân. Những bài thơ Nôm này minh chứng rằng Phật giáo dưới thời Lê vẫn phát triển mạnh mẽ và thể hiện rõ nét tính dân tộc, nhằm đối kháng lại nền Phật giáo của nhà Minh đưa sang.
vn123 app Trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập có một loạt bài thơ vịnh chùa Pháp Vân với niềm tin rõ ràng từ vua tới dân vào sự linh ứng của Phật Pháp Vân. Những bài thơ Nôm này minh chứng rằng Phật giáo dưới thời Lê vẫn phát triển mạnh mẽ và thể hiện rõ nét tính dân tộc, nhằm đối kháng lại nền Phật giáo của nhà Minh đưa sang.
Trong phong tục, tín ngưỡng dân gian việc thờ cúng tự nhiên đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân, và trong các tín ngưỡng dân gian đó phải kể đến tín ngưỡng thờ động vật hay còn gọi là ''tục thờ thú''. Người Việt Nam là dân tộc đa dạng trong việc thờ các vị thần có nguồn gốc từ động vật, họ thờ những con vật mạnh mẽ như thờ hổ, cá voi, thờ ngựa, thờ rắn, thì người Việt còn thờ các con vật hiền cóc, chó, cá, hạc, dơi, các con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân của một xã hội nông nghiệp. Người dân còn đẩy các con vật lên thành mức biểu trưng như Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc họ Hồng Bàng (có nghĩa là một loài chim nước lớn), thuộc giống ''Rồng Tiên''. Con rồng có đầy đủ đặc tính của lối tư duy nông nghiệp: tổng hợp của cá sấu, rắn; sinh ra ở dưới nước nhưng lại có thể bay lên trời mà không cần cánh; có thể vừa phun nước vừa phun lửa. Có rất nhiều địa danh Việt Nam có tên liên quan đến rồng như Thăng Long, Hạ Long, sông Hoàng Long, cầu Hàm Rồng.